Eine kleine Nachtmusik (Tiểu dạ khúc), K. 525, là một trong những tác phẩm phổ biến nhất của Wolfgang Amadeus Mozart. Được sáng tác năm 1787 tại Viên, nó là một trong những serenate tiêu biểu nhất của Mozart.

Bài Dạ Khúc bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu "người đẹp" tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là "serenade". Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được (guitar, mandolin...).

Giao hưởng số 2 cung rê trưởng (Symphony No. 2 in D major, Op. 36) có thể coi như một tác phẩm tự thuật qua đó Beethoven thể hiện sức mạnh tinh thần mãnh liệt quả bản thân vượt qua những thử thách, khổ đau lớn trong đời, trong đó có bệnh điếc. Ở tác phẩm này, quy mô về hình thức đã được mở rộng và cường độ âm thanh đã được xác định những mức độ mới.

Nghe các bản nhạc hòa tấu chọn lọc của Richard Clayderman nhân dịp ông đến Việt Nam biểu diễn.

Bản giao hưởng số 9 cung rê thứ, opus 125, Symphony 9 in D minor, là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven biên soạn. Hoàn thành vào năm 1824, nó sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude ("Ode hoan ca") của Friedrich Schiller làm lời ca cho những người đơn ca và đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc vĩ đại sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng.

Ánh sáng rực rỡ của thời kỳ Cổ điển, việc sáng tác thách thức các nhạc sĩ thể hiện hiệu quả tối đa, chính là những tác phẩm giao hưởng. Một trong những viên ngọc ấy là bản symphony của Mozart, tác phẩm giao hưởng số 40 cung Sol thứ, K.550. Symphony được viết vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu tuần lễ, ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã là một trong những 3 tác phẩm viết về thể loại này nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất của ông

Bản giao hưởng số 3 cung My giáng trưởng (Symphony No 3 in E-flat major, Op 55) hay còn được biết đến là Eroica (tiếng Ý nghĩa là Anh hùng) là bản giao hưởng thứ ba của Beethoven. Nó được ra đời từ lòng mến mộ Napoleon Bonaparte của Beethoven, nhưng sau khi Napoleon muốn đăng quang ngôi Hoàng đế và thành lập đế chế Pháp, thì Beethoven phản ứng quyết liệt, ông đã xé bỏ trang bìa của tổng phổ có hình của Napoleon, sau đó sửa đổi tác phẩm lại và đặt tên mới cho nó là "Eroica", có nghĩa là "Anh hùng ca". Beethoven muốn thể hiện hình ảnh người anh hùng lý tưởng của mình.

Giao hưởng số 7 cung La trưởng, Symphony No 7 in A major, Opus 92, là bản giao hưởng thứ bảy trong số chín bản giao hưởng của Ludwig van Beethoven. Ông sáng tác bản giao hưởng này khi đang an dưỡng tại thị trấn suối nước khoáng ở Teplice, Bohemia. Nó được hoàn thành vào năm 1812 và được tác giả dành tặng cho bá tước Moritz von Fries.

Vào mùa hè năm 1791, cuộc sống của Mozart trở nên đầy đủ, hạnh phúc và bận rộn. Tình trạng tài chính trở nên khả quan là do có nhiều ủy nhiệm sáng tác và thu chi ổn định hợp lý. Người bạn Emanuel Schikaneder của ông đã ủy nhiệm vở opera Die Zauberflöte, và vào tháng Bảy một ủy nhiệm đến từ Praha cho một vở opera, nhân dịp lễ đăng quang của vua Leopold II - quốc vương của Bohemia - kết quả là vở La clemenza di Tito được sáng tác.

Năm 1801, ngoài việc sáng tác, để trang trải cuộc sống Beethoven còn nhận dạy nhạc cho các cô gái con nhà quý tộc. Trong số các học trò của mình, ông đã đem lòng yêu say đắm nữ bá tước 17 tuổi có tên là Giulietta Guicciardi.

Tuy nhiên, với vẻ ngoài xấu xí, tình yêu của Beethoven đã bị cự tuyệt. Trái tim của ông dường như tan vỡ sau khi Giulietta từ chối lời tỏ tình trong một đêm trăng tuyệt đẹp. Trong sự đau đớn, người nghệ sĩ đa tình của chúng ta lang thang khắp thành Viên và vô tình đứng cô độc trên một cây cầu bắc ngang sông Đa Nuýp diễm lệ.